Thống kinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ khi đến ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên, cơn đau bụng dữ dội và kéo dài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về phụ khoa. Do đó chị em cần có kiến thức về tình trạng thống kinh để dễ dàng xử lý và phát hiện bệnh lý kịp thời.
Thống kinh là gì?
Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, dưới sự điều khiển của các loại hormone sinh dục nữ, ngoài việc lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc tạo thành máu kinh, quá trình này còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng, âm đạo, hệ thống thần kinh,…
Thống kinh là tình trạng đau bụng khi hành kinh. Cơn đau sẽ xuất hiện từ vùng bụng dưới, đôi khi đau khắp bụng, cương vú, đau đầu, có khi kèm rối loạn tiêu hóa, đau đầu, sốt nhẹ,…
Thống kinh được chia thành 2 loại là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.
Nguyên nhân gây ra thống kinh
Thống kinh nguyên phát
Thống kinh nguyên phát còn gọi là thống kinh vô căn. Đây là tình trạng đau bụng khi hành kinh của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nhưng khi đi khám thì không phát hiện dấu hiệu gì bất thường.
Nguyên nhân gây ra thống kinh nguyên phát được xác định là do trong chu kỳ kinh nguyệt, các tế bào nội mạc tử cung tiết ra hormone prostaglandins. Vào những ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt, hormone này sẽ tiết ra nhiều hơn. Chính prostaglandins làm tử cung co thắt, các mạch máu trong tử cung bị siết chặt gây thiếu oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng các cơ, khiến niêm mạc tử cung bong tróc. Do vậy, thống kinh xảy ra là do sự co thắt tử cung và thiếu oxy.
Thống kinh thứ phát
Thống kinh thứ phát là tình trạng đau bụng khi hành kinh có nguyên nhân cụ thể. Th.ống kinh thứ phát xảy ra do các căn bệnh về cơ quan sinh sản như: Lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung, dính nội mạc tử cung, tử cung dị dạng, u nang buồng trừng, chít hẹp lỗ tử cung,…Hoặc có thể do lạc vòng tránh thai gây nên.
Triệu chứng của thống kinh
Thống kinh nguyên phát
Thống kinh nguyên phát không gây nguy hiểm đến sức khỏe và thường có các triệu chứng sau đây:
- Đau vùng bụng dưới, có khi lan ra khắp vùng bụng
- Đau dữ dội từng cơn
- Đau kiểu co rút
- Đau lan ra sau lưng hay mặt trong đùi
- Cơn đau thường xuất hiện trước khi có kinh vài giờ, hoặc ngay khi bắt đầu có kinh
- Cơn đau bụng kinh kéo dài từ một đến vài ngày
- Có thể kèm các triệu chứng như buồn nôn, ngất xỉu, tiêu chảy, đau đầu, sốt nhẹ
Thống kinh thứ phát
- Đa phần giống như triệu chứng của t.hống kinh nguyên phát
- Cơn đau thường xuất hiện trong suốt thời gian hành kinh

Biện pháp điều trị thống kinh
Sử dụng thuốc
Thống kinh có thể điều trị bằng các loại thuốc giảm đau. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên đối với t.hống kinh thứ phát, chị em cần được điều trị các căn bệnh liên quan để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tạo cách sinh hoạt, ăn uống phù hợp
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ tập thể thao thường xuyên thì tình trạng thống kinh sẽ giảm hơn so với người không luyện tập
- Chườm ấm vùng bụng hoặc tắm bằng nước ấm để làm giảm co thắt tử cung
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như kẽm, magie, axit béo omega-3, vitamin nhóm B, vitamin E,…
- Hạn chế sử dụng cà phê, rượu, bia. Tránh xa thuốc lá.
INOTIR – Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều
Xem thêm –> Cường kinh, biện pháp, nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa