Suy buồng trứng sớm đang là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ vì nó là “thủ phạm” không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần của các chị em, mà suy buồng trứng sớm là một nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Vậy nguyên nhân là do đâu và điều trị bằng phương pháp nào?
Suy buồng trứng sớm là gì?
Suy buồng trứng sớm (Premature Ovarian Failure – POF) là tình trạng buồng trứng mất đi chức năng hoạt động bình thường ở phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi, thường có biểu hiện thiểu kinh hoặc không kinh nguyên phát hay thứ phát. Hậu quả buồng trứng sẽ không sản xuất đủ lượng hormone estrogen, giảm khả năng rụng trứng và dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Nguyên nhân gây ra suy buồng trứng sớm
Rối loạn kinh nguyệt
Ở phụ nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ thay đổi, điều này sẽ tác động không tốt đến buồng trứng. Nếu xảy ra thường xuyên sẽ làm suy giảm chức năng buồng trứng, dẫn đến tắt kinh hoặc mất kinh, gây ra vô sinh.
Các bệnh tự miễn
Viêm tuyến giáp tự miễn là một trong những bệnh tự miễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến buồng trứng. Phụ nữ mắc bệnh này có thể đi kèm với suy buồng trứng sớm.
Nhiễm trùng cơ quan sinh sản
Viêm nhiễm vùng kín, lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục,…đều có thể là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường sinh sản. Nếu tình trạng viêm ngày càng lan rộng mà không được điều trị kịp thời, có thể sẽ gây ra suy buồng trứng sớm.
Do điều trị bệnh
Một số chị em điều trị bệnh phải cắt bỏ 1 bên buồng trứng có thể khiến chức năng buồng trứng bị rối loạn, gây suy buồng trứng sớm trước tuổi 40.
Kích trứng
Đây là một phương pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng nhiều với chị em hiếm muộn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể đem lại rủi ro quá kích buồng trứng, nhiều nang noãn sẽ cùng phát triển và gây ra sự ứ dịch. Tình trạng này sẽ khiến buồng trứng suy giảm khả năng hoạt động bình thường, có thể dẫn đến suy buồng trứng sớm.
Nhiễm virus
Các loại virus gây bệnh như: Virus herpes simplex (HSV), virus gây bệnh quai bị có thể gây viêm buồng trứng hoặc buồng trứng tự miễn làm ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng.
Nạo phá thai
Nạo phá thai không chỉ gây tổn hại đến tử cung mà còn làm suy giảm chức năng hoạt động buồng trứng, gây mất cân bằng hormone và rối loạn chu kỳ rụng trứng. Mặt khác nạo phát thai nhiều lần hoặc không an toàn sẽ rất dễ viêm nhiễm buồng trứng và ống dẫn trứng, gây tắc vòi trứng.
Thói quen sinh hoạt hằng ngày
Giảm cân nhanh: Giảm cân cấp tốc sẽ làm lượng chất béo trong cơ thể giảm đột ngột làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen. Từ đó làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí mất kinh thời gian dài, dẫn đến suy buồng trứng sớm.
Thói quen không tốt: Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản do suy giảm hormone.
Áp lực tinh thần: Nếu phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ có nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật. Điều này sẽ làm xáo trộn việc điều tiết hormone trong cơ thể, dẫn đến suy giảm chức năng buồng trứng.

Dấu hiệu của suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm có các dấu hiệu phổ biến như sau:
- Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh trong thời gian dài, thậm chí là vài năm
- Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ
- Đổ mồ hôi đêm
- Giảm ham muốn tình dục
- Suy giảm trí nhớ, khó tập trung
- Khô âm đạo
Phương pháp điều trị suy buồng trứng sớm
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phương pháp phục hồi hoàn toàn chức năng hoạt động bình thường của buồng trứng. Điều trị suy buồng trứng sớm thường áp dụng các phương pháp sau:
Liệu pháp thay thế hormone
Đây là phương pháp điều trị bằng cách tăng cường hormone estrogen, giúp bệnh nhân cân bằng nội tiết tố, thúc đầy hoạt động của buồng trứng, kích thích nang trứng phát triển và phóng noãn. Đồng thời làm giảm bớt các triệu chứng của suy buồng trứng sớm như như rối loạn vận mạch, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề về da, tâm trạng, thể chất mệt mỏi, loãng xương do thiếu hụt estrogen,…
Phương pháp hỗ trợ sinh sản
Theo một số ghi nhận, vẫn có tỉ lệ rất nhỏ bệnh nhân sau khi được chẩn đoán là POF vẫn có sự rụng trứng và thụ thai. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân bị hiếm muộn vô sinh do nguyên nhân này thì nên tích cực điều trị sớm không nên để chờ tự nhiên vì không thể đoán biết có còn khả năng rụng trứng hay không và thời điểm nào sẽ rụng trứng.
Có rất nhiều phương pháp điều trị được nghiên cứu và thực hiện nhằm hy vọng khả năng phục hồi chức năng của buồng trứng như dùng corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate, gonadotrophins, GnRH đồng vận…đơn thuần hay phối hợp,..
Nếu không thể phục hồi chức năng của buồng trứng, bác sĩ sẽ gợi ý phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) xin trứng. Cho đến thời điểm hiện nay thì thụ tinh ống nghiệm xin trứng được xét đến như là phương pháp cho tỉ lệ thành công cao nhất. Tuy nhiên, cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về thủ tục xin cho trứng theo qui định.
Đây là phương pháp điều trị bằng cách tăng cường hormone estrogen, giúp bệnh nhân cân bằng nội tiết tố, thúc đầy hoạt động của buồng trứng, kích thích nang trứng phát triển và phóng noãn. Đồng thời làm giảm bớt các triệu chứng của suy buồng trứng sớm.
Lời khuyên từ bác sĩ
Những bệnh nhân đang bị hoặc có dấu hiệu suy buồng trứng sớm cần lưu ý một số lời khuyên sau đây:
- Tránh xa môi trường hóa chất độc hại, chất phóng xạ,…
- Hạn chế căng thẳng, lo âu
- Tập thể dục đều đặn để có sức khỏe tốt và giữ cân nặng ở mức vừa phải
- Chế độ ăn khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi
- Uống đủ nước trong ngày
- Không uống rượu, bia
Ngoài ra khi thấy có dấu hiệu bệnh, chị em cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời.