Dấu Hiệu

Kháng insulin là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện

Kháng insulin là một vấn đề về sức khỏe đang phổ biến hiện nay. Tình trạng kháng insulin sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Vậy, kháng insulin là gì, nguyên nhân do đâu, làm sao để nhận biết và cải thiện hiệu quả?

Kháng Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy. Khi một bữa ăn có chứa carbohydrate sẽ làm lượng glucose (đường) trong máu tăng lên, nhận biết được điều này, tuyến tụy bắt đầu tiết ra insulin và di chuyển trong máu, phát ra tín hiệu để các tế bào hấp thu glucose trong máu và chuyển hóa thành năng lượng. Quá trình này sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Kháng insulin là tình trạng các tế bào ngừng phản ứng với insulin. Lúc này các tế bào không thể hấp thu glucose khiến mức glucose trong máu tăng lên, do đó tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều insulin để làm giảm lượng đường trong máu.

Quá trình này có thể diễn ra trong thời gian dài. Các tế bào sẽ càng kháng insulin, lượng insulin và lượng đường trong máu càng tăng lên cao. Các tế bào tuyến tụy do hoạt động quá mức có thể bị hư hỏng và bắt đầu sản xuất ra ít insulin. Điều này sẽ làm mức đường huyết tăng đột biến.

Kháng insulin thường xuất hiện ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Đề kháng insulin
Đề kháng insulin

Dấu hiệu kháng insulin

Vào giai đoạn đầu, kháng insulin sẽ không để lại dấu hiệu gì rõ ràng, cho đến khi tình trạng kháng insulin tiến triển mức độ nặng, đường huyết tăng đột biến sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Hay cảm thấy đói
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol trong máu
  • Tích mỡ ở bụng
  • Xuất hiện vùng da sẫm màu ở các vị trí trên cơ thể như cổ, nách và những vùng có nếp gấp

Nguyên nhân gây ra kháng insulin

Đến nay nguyên nhân gây ra kháng insulin vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên một số yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng kháng insulin:

  • Thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn uống không cân bằng, ăn nhiều carbohydrate và đường
  • Lối sống ít vận động cơ thể
  • Cao huyết áp

Thường xuyên căng thẳng

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Từng bị tiểu đường thai kỳ

Kháng insulin gây ra hậu quả gì?

Kháng insulin là một tình trạng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bởi nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh như:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Bệnh tim mạch: Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
  • Gan nhiễm mỡ
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
Kháng insulin gây ra bệnh tiểu đường tuyp 2

Cách cải thiện tình trạng kháng insulin

Tập thể dục: Tập thể dục là phương pháp ưu tiên hàng đầu đối với người thừa cân béo phì. Duy trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, ít nhất là 30 phút để tình trạng kháng insulin nhanh chóng được cải thiện.

Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ làm tình trạng kháng insulin nặng hơn và tăng nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm khác. Do đó người có thói quen hút thuốc lá nên ngưng dùng ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Tạo một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, hạn chế ăn các thực phẩm giàu tinh bột, đường, carbohydrate,…và thay thế bằng các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang,…

Dùng Inotir: Inotir có chứa thành phần quan trọng là Myo – Inositol, dưỡng chất này có tác dụng giúp chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ trong các tế bào, từ đó giúp làm giảm kháng insulin, đặc biệt là tình trạng kháng insulin ở  phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

Tránh căng thẳng: Giảm căng thẳng bằng cách sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian giải trí, tập thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thể dục nhịp điệu, dưỡng sinh,…

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*