Đau bụng kinh là một biểu hiện thông thường ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Đối với một số người các cơn đau xuất hiện ít hoặc hoàn toàn không đau. Nhưng nó có thể là nỗi ám ảnh với nhiều người khi cơn đau kéo dài và mức độ nặng hơn. Vậy đau bung kinh dữ dội cảnh báo điều gì cho sức khỏe sinh sản.
Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh
Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung bong ra, cơ tử cung có nhiệm vụ co bóp để tống máu và mô ra ngoài cổ tử cung trước khi ra khỏi âm đạo. Khi các cơn co nhẹ này diễn ra, phụ nữ sẽ bị đau thắt vùng bụng dưới. Tuy nhiên trong trường hợp đau bụng dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, chị em phụ nữ không nên chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Do đó đau bụng kinh được chia thành 2 loại là đau bụng kinh tiên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh tiên phát là tình trạng đau bụng kinh thường gặp và phổ biến ở nhiều phụ nữ mà không do một căn bệnh nào gây nên. Cơn đau thường bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước khi chảy máu kinh nguyệt, hoặc xảy ra từ 1 đến 2 ngày đầu trong thời gian hành kinh. Cơn đau có thể từ đau âm ỉ đến nặng hơn, thường kéo dài từ 12 đến 72 giờ. Đau bụng kinh tiên phát có thể kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi, tiêu chảy,…
Đau bụng kinh thứ phát là hệ quả của một số rối loạn bệnh lý trong cơ quan sinh sản. Đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn và kéo dài hơn so với đau bụng kinh thông thường. Cơn đau có thể ngày càng trầm trọng hơn và thường không kèm triệu chứng buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.

Đau bụng kinh thứ phát và những căn bệnh liên quan
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô tương tự niêm mạc tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung như buồng trứng, bàng quang, ruột,…Khi đến kỳ kinh, dưới sự tác động của nội tiết buồng trứng, các mô “đi lạc” này cũng bị biến đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, gây chảy máu và gây đau. Lạc nội mạc tử cung thường gây ra các cơn đau bụng kinh kéo dài và bắt đầu sớm hơn kinh nguyệt bình thường.
Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis)
Là tình trạng tương tự lạc nội mạc tử cung, nhưng thay vì phát hiện các mộ tương tự niêm mạc tử cung bên ngoài tử cung thì các mô này phát triển ở bên trong thành cơ tử cung. Phụ nữ gặp tình trạng này sẽ có dấu hiệu đau bụng ngày càng nặng và kéo dài khi hành kình, đồng thời máu kinh ra nhiều hơn bình thường.
Viêm vùng chậu (PID)
Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm cấp đường sinh dục trên của phụ nữ, lây lan từ cổ tử cung đến tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và các cơ quan lân cận. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt chứng viêm sẽ càng nặng hơn, gây chảy máu và các cơn đau vùng bụng dưới.
Hẹp cổ tử cung
Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, là đoạn nối giữa buồng tử cung với vách âm đạo. Khi phụ nữ bị hẹp cổ tử cung sẽ làm cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây ra các cơn đau.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u lành tính của tế bào cơ trơn tử cung, nó phát triển ở nhiều dạng và mức độ khác nhau. Khối u có thể nằm ở các vị trí như dưới thanh mạc, trong cơ tử cung, dưới niêm mạc, cổ tử cung,…Phụ nữ bị u xơ tử cung có thể gặp các triệu chứng như rong kinh, cường kinh và đau bụng khi hành kinh,…
Đau bụng kinh không thể xem thường nếu nó kéo dài trong kỳ kinh nguyệt và càng nặng hơn trong những kỳ kinh tiếp theo. Do đó khi có những cơn đau bất thường, kể cả khi hành kinh hoặc ngày thường, tốt nhất chị em nên đến cơ sở y tế để thăm khác. Nếu phát hiện bệnh cần điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản về sau.
Inotir – Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều