Tiểu đường thai kỳ sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên trong suốt quá trình mang thai và áp dụng nghiêm ngặt các phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ dưới đây.
Mục tiêu điều trị
Tùy vào độ trưởng thành của thai nhi mà bác sĩ sẽ đưa ra một phát đồ điều trị tiểu đường thai kỳ thích hợp. Mục tiêu điều trị là kiểm soát và giữ đường huyết ở mức như sau:
- Nồng độ đường huyết lúc đói: 5,8 mmol/l
- Nồng độ đường huyết 1 giờ sau ăn: <7,8mmol/l
- Nồng độ đường huyết 2 giờ sau ăn: <7,2mmol/l
- Không nên để mức đường huyết lúc đói thấp hơn 3,4 mmol/l

Phương pháp điều trị
1. Kiểm soát cân nặng thai nhi
Để kiểm soát tốt đường huyết, chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo sự tăng trọng của thai kỳ như sau: 3 tháng đầu thai kỳ tăng 0,45kg mỗi tháng, tăng 0,2-0,35kg mỗi tuần trong 6 tháng còn lại của thai kỳ.
2. Kiểm soát chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng thức ăn và thức uống chứa nhiều đường. Hạn chế các loại carbohydrat tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây chiên,… thay vào đó lựa chọn loại carbohydrat phức hợp như gạo lứt, khoai củ… để giữ mức đường trong máu ổn định. Ngoài ra, tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày, lựa chọn chất béo lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu đậu nành… và không quên bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.
3. Điều trị bằng thuốc
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng thuốc được áp dụng khi bệnh nhân không thể kiểm soát đường huyết bằng các cách thông thường. Hiện nay, insulin human là loại thuốc duy nhất được FDA chấp nhận dùng điều trị cho bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ.
4. Thay đổi lối sống
4.1 Chế độ ăn uống
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhằm ổn định đường huyết và giảm nguy cơ các biến chứng trong giai đoạn mang thai và sau sinh.
- Thực phẩm nên ăn
Điều quan trọng nhất là mẹ bầu nên giảm lượng đường và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể:
- Ăn thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo bão hòa như: Thịt bò, thịt heo, thịt gà, cá, phô mai, đậu phộng,…
- Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc đã tinh chế
- Gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả, dầu oliu và các loại trái cây ít đường.
- Thực phẩm không nên ăn
- Tránh thức ăn nhiều đường: Bánh kẹo, nước ngọt, thức uống có gas,…
- Hạn chế ăn nhiều tinh bột
- Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối: Thức ăn đóng hộp, thịt muối, mì gói, xúc xích,…
- Hạn chế thức ăn mặn.
- Hạn chế thức ăn nhiều chất béo: Thực phẩm chiên xào, mỡ động vật, lòng đỏ trứng, bơ,…
- Hạn chế thức uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, nước ép trái cây nhiều đường, nước ngọt, nước uống có gas,…
4.2 Chế độ tập luyện
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập, vận động thân thể thường xuyên cũng là cách giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ.
- Vận động Ít nhất 30 phút / ngày
- Đi bộ hoặc tập tay lúc ngồi trong 10 phút sau ăn
- Trước khi mang thai tích cực tập luyện cần duy trì tập luyện trong thai kỳ
- Những mẹ bầu (Ngoại trừ những mẹ bầu khuyến cáo không nên vận động mạnh) thì có thể tập những bài tập phù hợp trong thời gian mang thai như:
- Tập yoga: Cung cấp oxy cho cơ thể, giúp thư giãn, giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng
- Đi bộ: Đi bộ rất tốt cho mẹ bầu và cũng rất dễ thực hiện. Mỗi ngày, các mẹ bầu nên duy trì đi bộ tùy theo thể trạng của mình, không nên cố quá sức. Đi bộ sẽ giúp mẹ tiêu hao năng lượng dư thừa, tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé, quan trọng là góp phần ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường thai kỳ.
- Bơi lội: Bơi lội là một môn thể thao rất tốt cho bà bầu, giúp mẹ tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về khớp,…
- Khiêu vũ: Khiêu vũ sẽ giúp tinh thần thoải mái, tiêu hao năng lượng và phòng ngừa tăng huyết áp trong thai kỳ,…
Khi mang thai, mẹ bầu cầu thăm khám sản khoa định kỳ, chăm sóc sức khỏe đúng cách để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ và các căn bệnh khác. Nếu phát hiệu dấu hiệu bất thường trong thời gian mang thai, chị em cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.