Dấu Hiệu

Bệnh lạc nội mạc tử cung – Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh lạc nội mạc tử cung là một căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong tuổi sinh sản. Ngoài gây ra các cơn đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà căn bệnh này còn là mối đe dọa đến khả năng sinh sản của chị em.

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý liên quan đến sự hiện diện của các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm ở bên ngoài tử cung. Thông thường, các mô tuyến tử cung của người phụ nữ, được gọi là nội mạc tử cung, chỉ được tìm thấy trong tử cung. Nhưng khi một phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung , các mảnh siêu nhỏ của mô này lạc ra khỏi tử cung và phát triển trên các cơ quan khác . Sự hiện diện này tạo nên tình trạng viêm mạn tính, phát triển và thoái hóa theo chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng của nội tiết sinh dục.

Tình trạng này chiếm 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thường phụ nữ trong độ tuổi từ 30-40. Tỷ lệ này không hề nhỏ và đang có xu hướng gia tăng.

Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện ở các vị trí như:

  • Phúc mạc: là màng lót mặt trong ổ bụng và bên ngoài các cơ quan.
  • Buồng trứng.
  • Vòi tử cung.
  • Bề mặt tử cung, bàng quang, niệu quản, ruột và đại tràng.
  • Túi cùng sau: khoảng không gian phía sau tử cung.

Nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung

Cho đến nay, trong y học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng theo một số giả thuyết, bệnh xảy ra có tính chất gia đình hoặc có thể do một số yếu tố sau đây tác động:

Sự trào ngược kinh nguyệt

Theo lý thuyết, đây là một yếu tố phổ biến gây ra lạc nội mạc tử cung. Hàng tháng, khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nếu trứng không được thụ tinh, lớp nội mạc tử cung sẽ bong tróc và tạo ra máu kinh nguyệt. Thay vì chảy ra ngoài, máu kinh mang theo các tế bào nội mạc này lại chảy ngược vào trong khiến chúng bị dính tại các cơ quan vùng chậu như khung chậu, buồng trứng, ống dẫn trứng,….

Từng thực hiện phẫu thuật sản khoa

Phụ nữ từng thực hiện các phẫu thuật như cắt bỏ tử cung, mổ lấy thai…sẽ để lại các vết sẹo. Các vết sẹo này có thể là nơi khiến các tế bào nội mạc dính vào và gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung.

Sự bất thường về hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch gặp vấn đề khiến cơ thể không thể nhận biết và phá hủy các mô nội mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác ngoài tử cung, gây ra lạc nội mạc tử cung.

Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể gặp một số triệu chứng sau đây:

  • Đau vùng chậu mãn tính, đau trước và trong khi hành kinh.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Nếu lạc nội mạc tử cung ở ruột, đau có thể xảy ra khi có nhu động ruột.
  • Nếu lạc nội mạc tử cung ở bàng quang, có thể tiểu đau.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Có thể có khối u nang dạng lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng hay bệnh lý lạc tuyến trong cơ tử cung.
  • Rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn
  • Một số bệnh nhân không có triệu chứng.
Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ra vô sinh ở phụ nữ
Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ra vô sinh ở phụ nữ

Lạc nội mạc tử cung có thể mang thai tự nhiên được không

Chị em phụ nữ khi bị lạc nội mạc tử cung thường lo lắng bệnh có ảnh hưởng đến khả năng mang thai và gây ra vô sinh hay không . Điều này là hoàn hoàn có thể xảy ra, tuy nhiễn vẫn còn tùy vào mức độ bệnh và phương pháp điều trị.

Lạc nội mạc tử cung có thể khiến cho các cơ quan vùng chậu bị kết dính lại, dẫn đến hoạt động sinh sản không được bình thường, cụ thể như là: Tắc vòi trứng, vòi trứng bị kết dính lại,…Tất cả những lý do này khiến cho trứng không thể gặp được tinh trùng, việc thụ thai bị cản trở.

Tuy nhiên nếu như bệnh ở mức độ nhẹ và được điều trị đúng cách vẫn có thể mang thai tự nhiên. Trong trường hợp bệnh nặng không thể mang thai tự nhiên, chị em vẫn có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Làm gì để ngăn ngừa lạc nội mạc tử cung tiến triển

Để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ngày một nặng hơn, chị em cần có cách thức sinh hoạt phù hợp:

  • Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng sẽ giúp cơ chậu được thư giãn, giảm đau do co thắt
  • Tập thể dục thường xuyên để làm giảm các triệu chứng
  • Khi nằm xuống, nên kê một chiếc gối ở dưới đầu gối
  • Có thể áp dụng các kỹ thuật thư giãn và liệu pháp phản hồi sinh học (một phương pháp giảm đau không xâm lấn)
  • Khám sức khỏe tổng thể thường xuyên.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*