Thụ tinh nhân tạo

Quy trình thụ tinh nhân tạo IVF

Với sự phát triển của y học hiện đại, thụ tinh nhân tạo IVF đã giúp cho được rất nhiều cặp đôi vô sinh hiếm muộn có con như mong ước, đây là cách cứu cánh cuối cùng được thực hiện sau khi thụ tinh nhân tạo IUI không thành công hoặc trường hợp không thể làm IUI. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phương pháp thực hiện thụ tinh nhân tạo IVF phức tạp như thế nào nhé

Thụ tinh nhân tạo (IVF) là gì?

IVF – In Vitro Fertilization, là tên viết tắt của phương pháp  thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm. Phương pháp này thực hiện bằng cách chọc hút trứng của người phụ nữ và lấy tinh trùng đã được lọc rửa của nam giới đem thụ tinh ở đĩa môi trường để và để trong tủ ủ. Khi tinh trùng đi đã đi xuyên vào trứng để thụ tinh và tạo thành phôi thai, bác sĩ sẽ tiến hành đưa phôi thai ngược trở lại vào buồng tử cung của nữ giới. Sau khi phôi đã bám vào niêm mạc và làm tổ ở buồng tử cung người phụ nữ thì nó sẽ phát triển thành thai nhi như bình thường

Các trường hợp cần thụ tinh nhân tạo IVF 

Trước hết các cặp vợ chồng nên đi khám xét sức khỏe sinh sản của cả hai, để biết nguyên nhân do đâu và tiến hành các phương pháp thụ tinh nhân tạo theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường các đối tượng như sau sẽ cần phải tiến hành IVF nếu mong muốn có con

Trường hợp cần thụ tinh nhân tạo IVF đối với nữ giới

  • Phụ nữ bị tắc cả hai bên vòi trứng
  • Do lạc nội mạc tử cung
  • Vô sinh do tổn thương vùng chậu nặng

Trường hợp cần thụ tinh nhân tạo đối với IVF đối với nam giới

  •  Nam giới không có tinh trùng ở trong tinh dịch. Cần phải phẫu thuật để lấy tinh trùng trong mào tinh hay tinh hoàn
  • Có chất lượng tinh trùng kém hoặc bị xuất tinh ngược cũng nên thử áp dụng kỹ thuật kể trên

Các trường hợp khác

Vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc đã tiến hành thụ tinh nhân tạo IUI 3,4 lần nhưng thất bại

Quy trình thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm IVF

Quy trình thụ tinh nhân tạo IVF sẽ được thực hiện tuần tự như sau

Bước 1: Khám sức khỏe sinh sản cả hai vợ chồng

Gồm làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nội tiết tố, xét nghiệm tinh dịch đồ, khả năng dự trữ buồng trứng AMH, siêu âm tử cung, phụ khoa,chụp vòi trứng,… và nhận tư vấn từ bác sĩ nên tiến hành cách thức thụ tinh nhân tạo như thế nào

Bước 2: Kích thích buồng trứng

Vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt, người vợ bắt đầu được tiêm thuốc hoặc dùng thuốc uống để kích thích nang trứng phát triển về số lượng và kích thước. Sau đó sẽ được siêu âm, xét nghiệm máu để theo dõi sự phát triển nang noãn và tiến hành chỉ định tiêm các mũi kích trứng kế tiếp tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ thể. Quá trình này khoảng 10-12 ngày

Bước 3: Chọc hút trứng & lấy tinh trùng

Khi trứng đã phát triển đạt kích thước và chất lượng, bác sĩ sẽ tiêm một mũi cuối cùng để kích thích sự rụng trứng

Khoảng 36 giờ sau khi tiêm mũi kích rụng trứng, người vợ sẽ được gây mê qua đường tĩnh mạch và được lấy trứng từ trong nang noãn ra ngoài (người vợ cần đi tiểu hết và nhịn đói 4-6h trước khi chọc hút trứng), thời gian chọc và hút trứng thường trong khoảng 10-20 phút. Sau khi chọc hút trứng xong, người vợ cần nằm lại bệnh viện khoảng 2-3 tiếng, siêu âm kiểm tra lại trước khi ra viện.

Người chồng thì cần xuất tinh bỏ đi trước 3 ngày, sau đó kiêng xuất tinh cho đến ngày chọc trứng, đến bệnh viện để lấy tinh trùng trước giờ chọc.

Bước 4: Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm

Trứng thu được sẽ được kiểm tra, tách trứng và dịch nang dưới kính hiển vi. Tinh trùng thì được đem lọc rửa để chọn được lượng tinh trùng tốt nhất, độ di động cao. Sau đó, cả 2 sẽ được chuyển đến phòng Labo để tiến hành thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm và tạo phôi.

Bước 5: Chuyển phôi vào buồng tử cung

Thủ thuật chuyển phôi vào tử cung

Quá trình thụ tinh nhân tạo IVF có thể thu được nhiều phôi. Phôi sẽ được nuôi trong khoảng 3 tới 5 ngày, rồi chuyển lại vào tử cung của người vợ, gọi là chuyển phôi tươi. Các phôi còn dư có thể được trữ lạnh và sử dụng cho những lần chuyển phôi sau nếu chu kỳ chuyển phôi đầu tiên thất bại

Thủ thuật chuyển phôi tương đối nhẹ nhàng, không đau và kéo dài khoảng 5 phút. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ bộc lộ cổ tử cung và đưa phôi vào buồng tử cung qua một catheter mềm cực nhỏ nhằm không gây tổn thương cho niêm mạc tử cung, phôi sẽ bám vào niêm mạc làm tổ và phát triển thành thai nhi như bình thường

Bước 6: Theo dõi xét nghiệm Beta HCG sau khi chuyển phôi

Hai tuần sau chuyển phôi, xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ  beta HCG để biết kết quả có thai hay không.

2 ngày sau đó, cần làm lại xét nghiệm này một lần nữa. Nếu nồng độ beta HCG tăng từ 1,5 lần trở lên thì thai đang phát triển. Nếu nồng độ beta HCG trở về âm tính (nhỏ hơn 5 UI/l) sẽ bị sảy thai.

Trong trường hợp bị sảy, nếu còn phôi trữ đông, người vợ có thể sử dụng phôi trữ đông để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần tiến hành lại các bước trước nữa.

Bước 7: Theo dõi thai

Khi phôi thai đã phát triển bình thường. Mẹ bầu cần khám và theo dõi thai thụ tinh nhân tạo IVF như một thai phụ bình thường theo thời gian khám chỉ địng của bác sĩ cho tới ngày sinh đẻ.

Có thể thấy là phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF với kỹ thuật rất phức tạp, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị tâm lý, tài chính, cũng như sức khỏe thật tốt trước khi tiến hành. Để nâng cao tỷ lệ thụ thai và tránh được các tác hại không mong muốn như bị hội chứng quá kích buồng trứng, dễ bị sảy thai thì cần phải sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ trợ như Inomaxx, sẽ giúp bạn giảm thiểu được các mũi tiêm kích trứng vì trứng sẽ phát triển và rụng một cách tự nhiên hơn, tạo niêm mạc tử được đẹp để phôi thai dễ dàng làm tổ, bảo vệ sự phát triển của thai nhi. Giúp “mẹ tròn con vuông” trong suốt quá trình thụ tinh nhân tạo IVF tới khi sinh nở.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*